Nước cấp nhiễm phèn sắt là một bài toán nan giải ở ĐBSCL, vừa chua, vừa ngang, rất khó sử dụng. Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới đã chế tạo thành công hệ thống xử lý loại nước này, cấp cho quy mô lớn.

Theo công nghệ này, nước ngầm từ giếng khoan được bơm vào bể phản ứng, pha hóa chất rồi đưa lên tháp oxy hóa để loại bỏ khí CO2 và nâng pH của nước về giá trị trung hòa. Không khí được cấp vào tháp trộn oxy nhờ quạt thổi khí, chuyển hóa Fe2+ thành Fe3+ và tạo thành các bông cặn lơ lửng trong nước.
Nước ra khỏi tháp cao tải được dẫn vào bể lắng để lắng các bông cặn tạo ra trong quá trình keo tụ. Cặn lắng định kỳ được xả ra nhờ van xả bùn tự động ở đáy bể. Sau khi qua bể lắng, nước tự chảy vào bể lọc nổi theo chiều từ dưới lên trên, qua lớp vật liệu nổi là các hạt polystyren.

Tiếp đó, nước đi vào bồn lọc áp lực để loại bỏ hoàn toàn các cặn lơ lửng nhỏ còn sót lại trước khi đem đi sử dụng. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho ăn uống và sinh hoạt. Giá thành xử lý 1m3 nước cấp từ 1.000 đến 1.200 đồng.


Công nghệ này ưu điểm ở chỗ, các thiết bị lọc được chế tạo bằng inox 304 và lắp ráp lại thành cụm, khi cần di dời thì chỉ cần tháo các ống nối, thời gian đi vào lắp đặt vận hành nhanh. Hệ thống được điều khiển hoàn toàn tự động, chiếm mặt bằng chỉ khoảng 50% so với công nghệ truyền thống là bể xây xi măng. Chu kỳ vận hành (lọc) lâu hơn công nghệ truyền thống do ít bị tắc nghẽn. Hệ thống còn có thiết bị kiểm tra, giám sát áp lực hệ thống để xác định chu kỳ lọc.

Dưới đay chúng tôi xin chia sẻ thêm một vài phương pháp xử lý nước nhiễm sắt, phèn khác trên thị trường ( tài liệu chỉ có tính chất tham khảo)
thiết bị xử lý nước nhiễm sắt, phèn
Bình lọc áp lực xử lý nước nhiễm phèn tại Khu chế xuất
Các giải pháp xử lý tổng quát như:
1. Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng
Thực chất của phương pháp khử sắt bằng làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để Fe2+ oxy hóa thành Fe3+ thực hiện quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3 rồi dùng bể lọc để giữ lại.

2. Khử sắt bằng phương pháp hóa chất
2.1.  Khử sắt bằng các chất oxy hóa mạnh
Các chất oxy hóa mạnh thường sử dụng để khử sắt là: Cl2, KMnO4, O3…Phản ứng diễn ra như sau
2Fe2+ + Cl2 + 6H2O → 2Fe(OH)3  ↓ + 2Cl- + 6H+
3Fe2+ + KMnO4 + 7H2O → 3Fe(OH)3  ↓ + MnO2 + K+ + 5H+
Trong phản ứng, để oxy hóa 1 mg Fe2+ cần 0.64mg Cl2 hoặc 0.94mg KMnO4 và đồng thời độ kiềm của nước giảm đi 0.018meq/l

2.2.Khử sắt bằng vôi
Phương pháp khử sắt bằng vôi thường không đứng đôc lập, mà kết hợp với các quá trình làm ổn định nước hoặc làm mềm nước. Phản ứng xảy ra theo 2 trường hợp:

 Có oxy hòa tan
4Fe(HCO3)2 + O2 + 2H2O + 4Ca(OH)2 → 4Fe(OH)3 ↓ + 4Ca(HCO3)2
Sắt (III)hydroxyt được tạo thành, dễ dàng lắng lại trong bể lắng và giữ lại hoàn toàn trong bể lọc.

♦ Không có oxy hòa tan
Fe(HCO3)2 + Ca(OH)2 → Fe CO3 + CaCO3 + 2H2O
Sắt được khử đi dưới dạng FeCO3 chứ không phải hydroxyt sắt
3. Các phương pháp khử sắt khác:
3.1.Khử sắt bằng trao đổi Cation
Cho nước đi qua lớp vật liệu lọc có khả năng trao đổi ion. Các ion H+ và Na+ có trong thành phần của lớp vật liệu lọc, sẽ trao đổi với các ion Fe2+ có trong nước. Kết quả Fe2+ được giữ lại trong lớp vật liệu lọc. Lớp vật liệu lọc có khả năng trao đổi ion là Cation thường được sử dụng cho nguồn nước có chứa Fe2+ ở dạng hòa tan
3.2.Khử sắt bằng điện phân
3.2.Khử sắt bằng phương pháp vi sinh vật.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thiết bị đặc chủng xử lý sắt, phèn, mangan Quý khách hàng có thể liên hệ theo địa chỉ:

Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới
ĐC: Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Vương, Số 31 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 0466846890    Fax: 0435526383         Hotline: 0904715066
Email: moitruongnhietdoi@gmail.com         Yahoo: moitruongnhietdoi

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét