Asen là một chất rất độc. Có thể chết ngay nếu uống một lượng bằng nửa hạt ngô (bắp).Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.Asen là một nguyên tố hóa học đặc biệt cần thiết( khi hàm lượng rất thấp ) và cũng là một chất độc cực mạnh ( khi hàm lượng đủ lớn ) đối với cơ thể con người và các sinh vật khác .
Asen có mặt tại một số nơi như:
+ Asen có trong đá và quặng :
+ Asen có trong đất và vỏ phong hóa
+ Asen có trong không khí và nước
+ Asen có trong sinh vật
+ Asen trong trầm tích bở rời.

Asen là một chất có thể được tìm thấy trong nước biển (2-4 ppb), và ở các sông (0,5-2 ppb). Giới hạn hàm lượng Asen an toàn trong nước được áp dụng bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 mg / L.
Asen nguyên chất rất ít khi hòa tan, trong khi các hợp chất của nó thì lại dễ dàng có thể hòa tan trong nước. Ví dụ về khả năng hòa tan của các hợp chất Asen: Asen (III) hydride 700 mg / L, Asen (III) oxit 20 g / L, axit arsenic (H 3 Aso 4 1/2 H 2 O). 170 g / L, và Asen ( III) sunfit 0,5 mg / L.

Các tác động môi trường của asen trong nước
Nhiễm độc asen
Nước nhiễm Asen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
Asen là chất rất độc hại, có thể gây 19 loại bệnh khác nhau, trong đó có các bệnh nan y như ung thư da, phổi. Sự nhiễm độc Asen được gọi là arsenicosis. Đó là một tai họa môi trường đối với sức khỏe con người. Những biểu hiện của bệnh nhiễm độc Asen là chứng sạm da (melanosis), dày biểu bì (kerarosis), từ đó dẫn đến hoại thư hay ung thư da, viêm răng, khớp... Hiện tại trên thế giới chưa có phương pháp hữu hiệu chữa bệnh nhiễm độc Asen. 

Asen là một chất cần thiết cho nhiều loài động vật, trong đó có con người bởi vì nó đóng một vai trò trong sự tổng hợp protein. Tuy nhiên ở nồng độ lớn, sự nhiễm độc Asen là một vấn đề đáng quan tâm.

Asen đã và đang được áp dụng cho các mục đích y tế. Nguồn nước có hàm lượng Asen ở mức cho phép có thể hỗ trợ chữa bệnh hen suyễn, bệnh huyết học, da liễu và rối loạn tâm thần. Vào đầu thế kỷ 20 loại hợp chất Asen đã được áp dụng để điều trị bệnh giang mai. Ngoài ra, Asen còn có thể hỗ trợ trong việc chữa bệnh bạch cầu.

Vai trò của Asen và nguồn gốc ô nhiễm Asen do hoạt động phát triển 

Asen là nguyên tố có mặt trong nhiều loại hóa chất sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: hóa chất, phân bón (lân - phốt phát, đạm- nitơ), thuốc bảo vệ thực vật, giấy, dệt nhuộm... 

Nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch như công nghiệp xi măng, nhiệt điện,... Công nghệ đốt chất thải rắn cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước bởi Asen. 

Các ngành công nghiệp khai thác và chế biến các loại quặng, nhất là quặng sunfua, luyện kim tạo ra nguồn ô nhiễm Asen. Việc khai đào ở các mỏ nguyên sinh đã phơi lộ các quặng sunfua, làm gia tăng quá trình phong hóa, bào mòn và tạo ra khối lượng lớn đất đá thải có lẫn Asenopyrit ở lân cận khu mỏ. 

Tại các nhà máy tuyển quặng, Asenopyrit được tách ra khỏi các khoáng vật có ích và phơi ra không khí. Asenopyrit bị rửa lũa, dẫn đến hậu quả là một lượng lớn Asen được đưa vào môi trường xung quanh. Những người khai thác tự do khi đãi quặng đã thêm vào axit sunphuric, xăng dầu, chất tẩy. Asenopyrit sau khi tách khỏi quặng sẽ thành chất thải và được chất đống ngoài trời và trôi vào sông suối, gây ô nhiễm tràn lan. 

Dựa vào các điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, cần lựa chọn một công nghệ xử lý Asen trong nước phù hợp. Với nước ngầm có hàm lượng sắt và mangan cao, việc xử lý sắt và mangan bằng phương pháp truyền thống làm thoáng và lọc cũng cho phép loại bỏ phần lớn Asen, giảm thiểu đáng kể nguy cơ ô nhiễm Asen, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chưa cho phép đạt nồng độ Asen dưới tiêu chuẩn, đồng thời còn phụ thuộc nhiều vào chế độ vận hành hệ thống khai thác, xử lý và cung cấp nước. 

Phạm Thường - Tổng hợp

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét