Sỏi lọc hay còn gọi là sỏi đỡ là một trong những vật liệu lọc được dùng phổ biến trong xử lý nước giếng khoan bị nhiễm nhiều Fe, Mn, Asen.... Đây là vật liệu sẵn có trong tự nhiên nên chi phí khai thác và sản xuất rẻ có thể đáp ứng được trong thời gian ngắn. 
Sỏi đỡ dùng làm lớp vật liệu đỡ trong hệ thống lọc nước
Sỏi đỡ 
Đặc tính kỹ thuật
  • Xuất xứ : Việt Nam
  • Kích thước : 2-5 mm, 5-10 mm, 10-20 mm, 20-25 mm
  • Công dụng : Làm lớp lót đáy bể lọc
  • Hạn dùng : Tối thiểu 5 năm nên thay mới, định kỳ rửa ngược rửa xuôi bằng nước.
  • Tỷ trọng : 1,4 kg/lít tương đương với 1400kg/m3 : Đóng bao : 50 kg (chuẩn) 
Các thành phần cơ bản của sỏi lọc
  • Hàm lượng oxit silic (SiO2)  % 99.4
  • Hàm lượng oxit nhôm (Al2O3) % 0.1
  • Hàm lượng oxit sắt (Fe2O3) % Nhỏ hơn 0.1
  • Hàm lượng oxit natri (Na2O) % 0.1
Ứng dụng của sỏi đỡ
  • Xử lý nước cấp, nước tinh khiết, nước sinh hoạt cho hộ gia đình và công nghiệp.
  • Xử lý nước thải sinh hoạt; công nghiệp; đô thị; …
  • Làm phụ gia xây dụng.
  • Làm cát bắn tàu loại hạt yêu cầu kích thước lớn.
  • Làm vật liệu xây dựng như trang trí bồn hoa, cây cảnh, lát tường, …
  • Mục đích trong việc dùng sỏi thạch anh trong quá trình lọc nước là do sỏi thạch anh có kích thước hạt lớn và đồng đều, độ bóng hạt cao, độ cứng cao. Chính vì vậy nó được dùng làm vật liệu đỡ các vật liệu khác trong quá trình lọc: đỡ cát, đỡ than hoạt tính, …


Cát thạch anh được dùng trong xử lý nước giếng khoan, nước mặt, nước ao hồ, sông ... Cát có tác dụng loại bỏ hết các tạp chất, huyền phù, cặn lơ lửng có trong nước ngay từ lớp lọc sơ bộ đầu tiên.
Trong quá trình lọc, trên bề mặt cát thạch anh sẽ tạo ra lớp màng lọc hỗ trợ cho quá trình lọc, đặc biệt khi Fe(OH)3 kết tủa trên bề mặt cát thạch anh sẽ giúp hấp phụ Asen khi nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm Asen. Cát thạch anh là tác nhân rất tốt trong việc giữ các kết tủa dạng bông có độ nhớt cao rất khó tách và khó lọc.
Cát lọc nước thạch anh
Cát thạch anh lọc cặn trong nước ngầm
Đặc điểm kỹ thuật
  • Xuất xứ : (Việt Nam)
  • Đặc điểm: trắng nhẹ, loại nhỏ 0.7-1.2mm, loại lớn 1.5-2.0mm
  • Công dụng : lọc cặn làm trong nước
  • Hạn dùng : tối thiểu 5 năm nên thay mới, định kỳ rửa ngược rửa xuôi bằng nước
  • Đơn vị tính : kg - Tỷ trọng : 1,4 kg/lít
  • Đóng bao : 50 kg (chuẩn), 10 kg

1. Khái niệm nước  ngầm là gì?
'' Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người."
2. Một số đặc điểm của nguồn nước ngầm
  •  Chất lượng nước ngầm còn tùy từng vùng miền, khu vực mà  nguồn nước giếng khoan, giếng khơi có những đặc tính nhiễm các  chất kim loại nặng, tạp chất hữu cơ khác nhau. Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ có tính tương đối, vì ngay trong một khu vực tùy từng độ sâu, tùy tầng nước ngầm khai thác mà chất lượng nguồn nước sinh hoạt cũng khác nhau.
Cụ thể các nguồn nước thường được chia thành các khu vực như sau:

* Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, khu vực Hà Nội và lân cận:
  • Nguồn nước giếng khoan có hàm lượng sắt (Nam Bộ  gọi là nước nhiễm phèn), hàm lượng mangan cao.. Đặc điểm nước bơm lên rất trong, có mùi tanh, để tiếp xúc với không khí sau khoảng 30 phút  có cặn nhiều cặn màu vàng hoặc váng nổi trên bề mặt, trong bể chứa hoặc bồn khi ta sờ vào thành bể thấy nhớt màu đen. Qua khảo sát nhanh của chúng tôi thì các địa điểm khu vực như: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thạch Thất, Phúc Thọ… trong nguồn nước các khu vực này có chứa thêm cả Asen, Amoni, tạp chất hữu cơ, huyễn phù…
* Đặc điểm nước ngầm các khu vực có núi đá vôi
  • Nguồn nước nhiễm độ cứng cao là nước có chứa nhiều Ion Caxi, Magiê. Đặc điểm nguồn nước có độ cảm quan rất trong, nhưng khi  đun sôi sẽ tạo ra rất nhiều cặn trắng còn gọi là cặn vôi, gây ra hỏng các thiết bị nóng lạnh, tắc đường ống, hỏng màng lọc các máy lọc nước tinh khiết RO… các vùng miền tiêu biểu có nguồn nước cứng như: Hà Giang, Tuyên Quang 
* Đặc điểm nước ngầm khu vực ven và cận biển ( miền Trung)

  • Nguồn nước lợ (nước nhiễm mặn), nguồn nước này chỉ nằm ở các vùng miền gần biển, nước bị nhiễm mặn. Khi xử lý nước nhiễm mặn đòi hỏi thiết bị sử dụng công nghệ cao, phức tạp.
Nói tóm lại, chúng ta có thể chia nước giếng khoan, nước sinh hoạt thành 3 nhóm ở 3 khu vực cơ bản với các tính chất, đặc điểm nguồn nước như chúng tôi đã phân tích ở trên. Chúng tôi xin nhấn mạnh lại sự phân chia này này cũng chỉ có tính tương đối. Dựa vào những đặc điểm nguồn nước gia đình mình,  bạn có thể lựa chọn  phương pháp lọc nước , thiết bị lọc nước cho phù hợp với mục đích của bạn.
3. Các phương pháp xử lý nước ngầm
Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một vài phương pháp xử lý nước ngầm như sau:
a. Xử lý nước ngầm bằng phương pháp cơ học
  • Nước từ nguồn được bơm cấp 1 phun qua giàn mưa thành những tia nhỏ để oxy của không khí tác dụng với Fe2+ thành Fe3+. Nước dàn mưa được dẫn đi lắng lọc ở các bể lọc chứa chất lọc (cát, đá, than hoạt tính…)
  • b. Xử lý nước ngầm bằng phương pháp hóa học
  • Là phương pháp dùng hóa chất, các phản ứng hóa học trong quá trình xử lý nước.Nếu nước có độ đục lớn chứng tỏ chứa nhiều chất hữu cơ và sinh vật phù du thì dùng phèn và chất tạo keo tụ để ngưng tạp chất.
  • Nước chứa nhiều ion kim loại (độ cứng lớn) xử lý bằng vôi, sôđa hoặc dùng phương pháp trao đổi ion. Nước chứa nhiều độc tố H2S xử lý bằng phương pháp oxy hóa, clo hóa, phèn.
  • Nước chứa nhiều vi khuẩn thì phải khử trùng bằng các hợp chất chứa clo, ozon.
  • Nước chứa Fe thì oxy hóa Fe2+ bằng oxy không khí (làm thóang giàn mưa) hoặc dùng chất oxy hóa để xử lý…
  • Độ kiềm của nước nhỏ làm cho quá trình keo tụ khó khăn, nước có mùi vị thì phải kiềm hóa bằng amoniac (NH3). Sau khi cacbon hóa, clo hóa sơ bộ rồi thêm KMnO4.
  • Nước có nhiều oxy hòa tan thì phải xử lý bằng cách dùng các chất khử để liên kết oxy. Đó là hydrazin, natrithisunfat…
Nhìn chung các phương pháp xử lý hóa học thông thường sẽ đạt năng suất và có hiệu quả cao hơn so với phương pháp cơ học.

4. Xử lý nước ngầm bằng phương pháp vi sinh
  • Phương pháp xử lý nước bằng vi sinh đang được nghiên cứu và có một số nơi đã áp dụng. Trong phương pháp này một số chủng loại vi sinh đặc biệt đã được nuôi cấy và được đưa vào trong quá trình xử lý nước với liều lượng rất nhỏ nhưng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cho đến nay những kết quả nghiên cứu của phương pháp này chưa được công bố rộng rãi.
  • Tùy thuộc vào nguồn nước làm nguyên liệu cho các lãnh vực khác nhau mà ngườt ta đã sử dung cac phương pháp khác nhau để xử lý nước cấp cho lãnnh vực đó. Thông thường thì người ta kết hợp cả 2 phương pháp cơ học và hóa học để xử lý nước.




Phạm Thường - Tổng hợp
Cát mangan hay còn gọi là quặng mangan, đây là loại vật liệu lọc nước giếng khoan rất tốt. Với những nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng và Asen thì việc sử dụng Cát Manganese rất có hiệu quả. Khi sử dụng loại vật liệu này để lọc nước giúp nâng và ổn định độ pH của nước trong khoảng 6,5-8,0.
Cát mangan xử lý nước cấp
Cát mangan lọc nước
Thông tin kỹ thuật
  • Tên quy cách: Cát mangan
  • Đặc điểm: màu đen, dạng hạt nhỏ từ 0.7 – 1.2 mm
  • Đơn vị tính: Kg
  • Đóng bao: 50kg/ bao
  • Hạn sử dụng: 4 – 5 năm tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước thay mới
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Ứng dụng: dùng trong hệ thống lọc  nước giếng khoan
Ưu điểm :
  • Kết hợp nhiều công đoạn xử lý như xúc tác, tạo bông, lọc cặn trong cùng một thiết bị. 
  • Tăng độ an toàn cho chất lượng nước sau xử lý. 
  • Vận hành đơn giản. 
  • Giá cả thấp hơn nhiều so với các loại chất hấp phụ khác. 
  • Có thể thay thế các loại vật liệu lọc đang được sử dụng mà không cần thay đổi cấu trúc bể lọc. 
  • Lượng nước rửa lọc thấp hơn các loại vật liệu khác. Không cần sục gió.
  • Phạm vi ứng dụng :
  • pH đầu vào ≥ 6,0. Trong trường hợp pH < 6,0 nên lọc kết hợp với hạt nâng pH (LS) hoặc nâng pH bằng hóa chất (pH tối ưu cho quá trình khử sắt là 6,5). Hàm lượng sắt đầu vào <= 35mg/l. 
  • Vận tốc lọc: 5-20 m/giờ. Có thể sử dụng trong các bể lọc hở hoặc bể lọc áp lực. Hướng lọc từ trên xuống. 
  • Không cần hoàn nguyên (ngoại trừ quy trình khử Flo). Sau một thời gian sử dụng khoảng 3-5 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn và yêu cầu xử lý) cần thay mới hạt. 


Phạm Thường - Tổng hợp