Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Asen là một chất rất độc. Có thể chết ngay nếu uống một lượng bằng nửa hạt ngô (bắp).Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.Asen là một nguyên tố hóa học đặc biệt cần thiết( khi hàm lượng rất thấp ) và cũng là một chất độc cực mạnh ( khi hàm lượng đủ lớn ) đối với cơ thể con người và các sinh vật khác .
Asen có mặt tại một số nơi như:
+ Asen có trong đá và quặng :
+ Asen có trong đất và vỏ phong hóa
+ Asen có trong không khí và nước
+ Asen có trong sinh vật
+ Asen trong trầm tích bở rời.

Asen là một chất có thể được tìm thấy trong nước biển (2-4 ppb), và ở các sông (0,5-2 ppb). Giới hạn hàm lượng Asen an toàn trong nước được áp dụng bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 mg / L.
Asen nguyên chất rất ít khi hòa tan, trong khi các hợp chất của nó thì lại dễ dàng có thể hòa tan trong nước. Ví dụ về khả năng hòa tan của các hợp chất Asen: Asen (III) hydride 700 mg / L, Asen (III) oxit 20 g / L, axit arsenic (H 3 Aso 4 1/2 H 2 O). 170 g / L, và Asen ( III) sunfit 0,5 mg / L.

Các tác động môi trường của asen trong nước
Nhiễm độc asen
Nước nhiễm Asen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
Asen là chất rất độc hại, có thể gây 19 loại bệnh khác nhau, trong đó có các bệnh nan y như ung thư da, phổi. Sự nhiễm độc Asen được gọi là arsenicosis. Đó là một tai họa môi trường đối với sức khỏe con người. Những biểu hiện của bệnh nhiễm độc Asen là chứng sạm da (melanosis), dày biểu bì (kerarosis), từ đó dẫn đến hoại thư hay ung thư da, viêm răng, khớp... Hiện tại trên thế giới chưa có phương pháp hữu hiệu chữa bệnh nhiễm độc Asen. 

Asen là một chất cần thiết cho nhiều loài động vật, trong đó có con người bởi vì nó đóng một vai trò trong sự tổng hợp protein. Tuy nhiên ở nồng độ lớn, sự nhiễm độc Asen là một vấn đề đáng quan tâm.

Asen đã và đang được áp dụng cho các mục đích y tế. Nguồn nước có hàm lượng Asen ở mức cho phép có thể hỗ trợ chữa bệnh hen suyễn, bệnh huyết học, da liễu và rối loạn tâm thần. Vào đầu thế kỷ 20 loại hợp chất Asen đã được áp dụng để điều trị bệnh giang mai. Ngoài ra, Asen còn có thể hỗ trợ trong việc chữa bệnh bạch cầu.

Vai trò của Asen và nguồn gốc ô nhiễm Asen do hoạt động phát triển 

Asen là nguyên tố có mặt trong nhiều loại hóa chất sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: hóa chất, phân bón (lân - phốt phát, đạm- nitơ), thuốc bảo vệ thực vật, giấy, dệt nhuộm... 

Nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch như công nghiệp xi măng, nhiệt điện,... Công nghệ đốt chất thải rắn cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước bởi Asen. 

Các ngành công nghiệp khai thác và chế biến các loại quặng, nhất là quặng sunfua, luyện kim tạo ra nguồn ô nhiễm Asen. Việc khai đào ở các mỏ nguyên sinh đã phơi lộ các quặng sunfua, làm gia tăng quá trình phong hóa, bào mòn và tạo ra khối lượng lớn đất đá thải có lẫn Asenopyrit ở lân cận khu mỏ. 

Tại các nhà máy tuyển quặng, Asenopyrit được tách ra khỏi các khoáng vật có ích và phơi ra không khí. Asenopyrit bị rửa lũa, dẫn đến hậu quả là một lượng lớn Asen được đưa vào môi trường xung quanh. Những người khai thác tự do khi đãi quặng đã thêm vào axit sunphuric, xăng dầu, chất tẩy. Asenopyrit sau khi tách khỏi quặng sẽ thành chất thải và được chất đống ngoài trời và trôi vào sông suối, gây ô nhiễm tràn lan. 

Dựa vào các điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, cần lựa chọn một công nghệ xử lý Asen trong nước phù hợp. Với nước ngầm có hàm lượng sắt và mangan cao, việc xử lý sắt và mangan bằng phương pháp truyền thống làm thoáng và lọc cũng cho phép loại bỏ phần lớn Asen, giảm thiểu đáng kể nguy cơ ô nhiễm Asen, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chưa cho phép đạt nồng độ Asen dưới tiêu chuẩn, đồng thời còn phụ thuộc nhiều vào chế độ vận hành hệ thống khai thác, xử lý và cung cấp nước. 

Phạm Thường - Tổng hợp

1. Khái niệm nước  ngầm là gì?
'' Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người."
2. Một số đặc điểm của nguồn nước ngầm
  •  Chất lượng nước ngầm còn tùy từng vùng miền, khu vực mà  nguồn nước giếng khoan, giếng khơi có những đặc tính nhiễm các  chất kim loại nặng, tạp chất hữu cơ khác nhau. Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ có tính tương đối, vì ngay trong một khu vực tùy từng độ sâu, tùy tầng nước ngầm khai thác mà chất lượng nguồn nước sinh hoạt cũng khác nhau.
Cụ thể các nguồn nước thường được chia thành các khu vực như sau:

* Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, khu vực Hà Nội và lân cận:
  • Nguồn nước giếng khoan có hàm lượng sắt (Nam Bộ  gọi là nước nhiễm phèn), hàm lượng mangan cao.. Đặc điểm nước bơm lên rất trong, có mùi tanh, để tiếp xúc với không khí sau khoảng 30 phút  có cặn nhiều cặn màu vàng hoặc váng nổi trên bề mặt, trong bể chứa hoặc bồn khi ta sờ vào thành bể thấy nhớt màu đen. Qua khảo sát nhanh của chúng tôi thì các địa điểm khu vực như: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thạch Thất, Phúc Thọ… trong nguồn nước các khu vực này có chứa thêm cả Asen, Amoni, tạp chất hữu cơ, huyễn phù…
* Đặc điểm nước ngầm các khu vực có núi đá vôi
  • Nguồn nước nhiễm độ cứng cao là nước có chứa nhiều Ion Caxi, Magiê. Đặc điểm nguồn nước có độ cảm quan rất trong, nhưng khi  đun sôi sẽ tạo ra rất nhiều cặn trắng còn gọi là cặn vôi, gây ra hỏng các thiết bị nóng lạnh, tắc đường ống, hỏng màng lọc các máy lọc nước tinh khiết RO… các vùng miền tiêu biểu có nguồn nước cứng như: Hà Giang, Tuyên Quang 
* Đặc điểm nước ngầm khu vực ven và cận biển ( miền Trung)

  • Nguồn nước lợ (nước nhiễm mặn), nguồn nước này chỉ nằm ở các vùng miền gần biển, nước bị nhiễm mặn. Khi xử lý nước nhiễm mặn đòi hỏi thiết bị sử dụng công nghệ cao, phức tạp.
Nói tóm lại, chúng ta có thể chia nước giếng khoan, nước sinh hoạt thành 3 nhóm ở 3 khu vực cơ bản với các tính chất, đặc điểm nguồn nước như chúng tôi đã phân tích ở trên. Chúng tôi xin nhấn mạnh lại sự phân chia này này cũng chỉ có tính tương đối. Dựa vào những đặc điểm nguồn nước gia đình mình,  bạn có thể lựa chọn  phương pháp lọc nước , thiết bị lọc nước cho phù hợp với mục đích của bạn.
3. Các phương pháp xử lý nước ngầm
Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một vài phương pháp xử lý nước ngầm như sau:
a. Xử lý nước ngầm bằng phương pháp cơ học
  • Nước từ nguồn được bơm cấp 1 phun qua giàn mưa thành những tia nhỏ để oxy của không khí tác dụng với Fe2+ thành Fe3+. Nước dàn mưa được dẫn đi lắng lọc ở các bể lọc chứa chất lọc (cát, đá, than hoạt tính…)
  • b. Xử lý nước ngầm bằng phương pháp hóa học
  • Là phương pháp dùng hóa chất, các phản ứng hóa học trong quá trình xử lý nước.Nếu nước có độ đục lớn chứng tỏ chứa nhiều chất hữu cơ và sinh vật phù du thì dùng phèn và chất tạo keo tụ để ngưng tạp chất.
  • Nước chứa nhiều ion kim loại (độ cứng lớn) xử lý bằng vôi, sôđa hoặc dùng phương pháp trao đổi ion. Nước chứa nhiều độc tố H2S xử lý bằng phương pháp oxy hóa, clo hóa, phèn.
  • Nước chứa nhiều vi khuẩn thì phải khử trùng bằng các hợp chất chứa clo, ozon.
  • Nước chứa Fe thì oxy hóa Fe2+ bằng oxy không khí (làm thóang giàn mưa) hoặc dùng chất oxy hóa để xử lý…
  • Độ kiềm của nước nhỏ làm cho quá trình keo tụ khó khăn, nước có mùi vị thì phải kiềm hóa bằng amoniac (NH3). Sau khi cacbon hóa, clo hóa sơ bộ rồi thêm KMnO4.
  • Nước có nhiều oxy hòa tan thì phải xử lý bằng cách dùng các chất khử để liên kết oxy. Đó là hydrazin, natrithisunfat…
Nhìn chung các phương pháp xử lý hóa học thông thường sẽ đạt năng suất và có hiệu quả cao hơn so với phương pháp cơ học.

4. Xử lý nước ngầm bằng phương pháp vi sinh
  • Phương pháp xử lý nước bằng vi sinh đang được nghiên cứu và có một số nơi đã áp dụng. Trong phương pháp này một số chủng loại vi sinh đặc biệt đã được nuôi cấy và được đưa vào trong quá trình xử lý nước với liều lượng rất nhỏ nhưng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cho đến nay những kết quả nghiên cứu của phương pháp này chưa được công bố rộng rãi.
  • Tùy thuộc vào nguồn nước làm nguyên liệu cho các lãnh vực khác nhau mà ngườt ta đã sử dung cac phương pháp khác nhau để xử lý nước cấp cho lãnnh vực đó. Thông thường thì người ta kết hợp cả 2 phương pháp cơ học và hóa học để xử lý nước.




Phạm Thường - Tổng hợp